Thứ Hai, 23 tháng 2, 2009

Cho đến giờ, nhiều người đã quen gọi Hoàng Hải Âu là ông “Làm giàu không khó”...


Thật ngạc nhiên khi gặp ông “Làm giàu không khó” trong căn phòng làm việc vô cùng giản dị, giống hệt vẻ ngoài giản di, cởi mở của chủ nhân. Hoàng Hải Âu là một người dường như có thể đọc ý nghĩ người khác rất nhanh, ngay khi họ mới chỉ mon men trình bày một vấn đề nào đó.

Và nếu không đủ tự tin, bạn có thể liên tục bị phỏng vấn ngược lại trong buổi trò chuyện. Đơn giản vì ông “Làm giàu không khó” cũng là người làm truyền thông. Hơn thế nữa, ông vốn là người mà mọi câu chuyện cuộc sống đều phải được rốt ráo đến tận cùng. Nghĩa là nó phải luôn sáng tỏ, khoa học và khúc chiết. Thậm chí nó phải “trong suốt” nữa.

“Trong suốt” chính là khẩu hiệu mà ông chủ doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia Hoàng Hải Âu đưa ra trong quá trình điều hành bộ maý nhân sự của mình. “Tất cả mọi vấn đề phải đạt tới độ “trong suốt”. Không một nhân viên nào được phép để lại một “vết gợn” đối với các khách hàng. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao kinh tế hiện nay đang suy thoái mà doanh nghiệp của tôi vẫn tăng trưởng mạnh”. Được gọi là ông “Làm giàu không khó” vì Hoàng Hải Âu chính là tác giả của chương trình truyền hình kiến thức chuyên sâu có bản quyền Việt nam đầu tiên mang tên “Làm giàu không khó” với các phiên bản “Đường tới thành công” và “Chìa khóa thành công”… đã quen thuộc với khán giả, nhất là các doanh nhân trẻ.

Buổi đầu, bốn chữ “Làm giàu không khó” không phải không gieo vào lòng khán giả những hoài nghi. Xưa nay ở trên đời người ta thường nói không có việc gì là dễ dàng cả, huống hồ đấy là việc làm giàu. Nếu làm giàu thực sự không khó thì sao dân mình cứ nghèo đói mãi. Bao nhiêu người đổ mồ hôi, đầu tắt mặt tối suốt đời mà vẫn không no cơm ấm áo? Hoàng Hải Âu dường như chỉ mỉm cười sâu sắc trước những câu hỏi ấy. Người như anh, đã từng lăn lộn nhiều phương trời, đã từng “lên bờ xuống ruộng” nhiều lần vì những oái oăm của đời sống, của lòng người, chắc hẳn không thể nông cạn trước ý nghĩa của từ “giàu”.

Bạn bè của anh hiểu rất rõ, để có ngày hôm nay, anh đã phải trả giá đắt như thế nào. Từ một cán bộ công thương, anh bị tống ra ngoài chỉ vì lòng ghen ghét đố kỵ. Tay trắng mấy lần ở xứ người, phải đi bán hàng rong để kiếm sống, Hoàng Hải Âu đã nhiều lần bắt đầu lại từ con số 0 trong sự nghiệp của mình.

Trong suốt những năm tuổi trẻ lận đận của mình, anh gặp phải quá nhiều sự gian dối, xảo trá và lòng tin của anh đã luôn bị cái xấu rình rập để đốn gục. Nhưng Hoàng Hải Âu dường như chưa khi nào chịu để mình mất đi lòng tin, dù cho những vết thương là có thật

Và anh quyết tâm chèo lái Hoàng Gia lúc khởi đầu với vẻn vẹn 2.000 USD vay mượn từ bạn bè trở thành một tập đoàn bao gồm những cái tên như: Hoàng Gia Market Solution, Hoàng Gia Pictures, Hoàng Gia Design-Printing, Hoàng Gia Décor, Hoàng Gia PR… Nhìn vào những gì Hoàng Hải Âu đã trải qua và đang có, mỗi người sẽ có thể có một cách hiểu khác nhau về khẩu ngữ “làm giàu không khó”mà anh lấy làm tên gọi cho chương trình truyền hình nhằm mục đích cổ xúy tinh thần của người Việt và truyền bá kiến thức làm giàu bài bản cho cộng đồng.

Đó có thể là một lời kêu gọi, một lời thách thức, cũng có thể là đúc kết từ những trải nghiệm gian nan của anh. Nó giống như một cây cầu hay một con dốc mà để đến thành công mỗi người phải biết vượt qua. Nó khó khăn nhưng… hoàn toàn có thể. Và để biến điều không thể thành có thể, biến điều khó thành điều dế thì luôn luôn phải tìm ra giải pháp. Giải pháp chính là chìa khóa của thành công. Trong tinh thần của Tổng giám đốc Hoàng Hải Âu, điều sáng rõ ấy, tôi nghĩ rằng anh đã luôn luôn muốn mọi người xung quanh anh đọc thấy.

Hoàng Hải Âu đặc biệt quan tâm đến các bạn trẻ, những người đang đầy khát khao và mơ ước muốn vươn lên làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Anh nhìn thấy những vấn đề mà người trẻ thường gặp phải. Những người ban đầu khởi nghiệp thường gặp khó khăn về chuyện không có vốn.

Nhưng Hoàng Hải Âu lại cho rằng, sự tin cậy của người khác dành cho bạn là chuyện đáng bàn hơn. Anh lý giải rất thuyết phục: “Tôi cho rằng cơ hội trên đời là không thiếu. Nhưng người ta chỉ thiếu những người đáng tin cậy để chia sẻ cơ hội thôi. Sự tin cậy mà một người gây dựng được với người khác sẽ khiến họ trở nên quan trọng, và họ chắc chắn sẽ nhận được sự giúp đỡ”.

Và một điều khác cũng rất đáng để suy ngẫm trong câu chuyện về người trẻ mà ông chủ Hoàng Hải Âu muốn truyền đạt: “Tôi lúc nào cũng khuyên các bạn trẻ không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức. Kiến thức là nền tảng quan trọng. Nhưng, giống như quan niệm sự tin cậy cần thiết hơn vốn, tôi đề cao thái độ của người trẻ hơn là trình độ của họ. Một người giỏi về trình độ mà thái độ không tốt, họ có thể sẽ phá vỡ văn hóa của doanh nghiệp. Một thái độ tốt đối với công việc sẽ giúp người trẻ đến gần với các cơ hội và vì vậy mà gần với thành công hơn”.

(Xin lỗi tác giả bài viết, tôi không thích hai từ Thiết nghĩ nên tôi mạn phép bỏ) ... Đây cũng chính là những chìa khóa quan trọng mà Hoàng Hải Âu muốn trao cho các bạn trẻ. Anh mng muốn góp sức mình để ngày càng có nhiều hơn những bạn trẻ hội tụ đủ những phẩm chất quan trọng dàng đầu của một doanh nhân chân chính.

Một cách chủ quan, nếu nhìn vào xã hội hôm nay thì có thẻ thấy, người giàu có về tiền bạc không hiếm. Họ tậu xe, tậu nhà và sống đời sống vương giả. Nhưng người giàu về tiền bạc và giàu cả về tư tưởng, luôn muốn chia sẻ lợi ích với cộng đồng thì hình như chưa nhiềuVề điều này, anh Hoàng Hải Âu nói: “Dân tộc ta là một dân tộc anh hung, nhưng chưa bao giờ là một dân tộc giàu cả. Khi đánh giá tính chia sẻ cộng đồng của một người giàu với xã hội, tôi nghĩ, cần nhìn nhận trước tiên xem họ đã thực sự yên tâm về bản thân mình chưa. Vì chỉ khi thực sự yên tâm về bản thân mình, họ mới có thể nghĩ nhiều đến người khác, Và điều quan trọng nữa là họ giàu lên bằng cách nào. Thời nào cũng thế, xã hội nào cũng thế, bên cạnh những người làm giàu chân chính có những người giàu lên nhò may mắn, làm ăn chụp giật, lách luật, phi pháp… Cá nhân tôi tin tưởng rằng những người làm giàu bằng trí tuệ, mồ hôi, nước mắt của mình luôn muốn chia sẽ lợi ích với cộng đồng. Thực tế ở nước ta, tỷ lện những người làm giàu chân chính dành mối quan tâm cho cộng đồng là rất lớn”.

Hoàng Hải Âu chưa khi nào tự nhận mình là một người giàu. Anh thường nói: “Tôi vẫn đang làm giàu thôi”. Và chữ “giàu” đối với anh không đơn thuần là chuyện tiền tấn, tiền tỷ. Vì trước khi giàu tiền, người ta phải giàu nhiều thứ quan trọng trước đã. Trước các bạn sinh viên đang khát vọng làm giàu, anh Hải Âu từng nói: “Tôi chỉ thực sự giàu khi các bạn biết làm giàu”. Câu nói ấy mang đến thông điệp gì?

Vâng, rõ ràng nó thể hiện khát khao được chia sẻ, được cống hiến với cộng đồng của Hoàng Hải Âu. Và tôi hiểu vì sao ông nỗ lực ngày đêm để đưa ra ngành giải pháp thị trường vốn còn rất mới mẻ vào Việt Nam. Và cùng với việc đưa nó trở thành môm học chính thức trong Khoa Kinh tế của Trường Đại học Quốc Gia, anh tìm ra cách tốt nhất phổ cập những kiến thức thị trường đến với cộng đồng, khích lệ và cổ xúy tinh thần của người Việt.

Nghe nói ở những chương trình đầu tiên, giám đốc họ Hoàng đã phải bỏ ra hàng trăm triệu để bù lỗ cho mỗi lần phát sóng “Làm giàu không khó”. Không phải Hoàng Hải Âu không nghĩ đến lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận lớn nhất đối với anh lại chính là mang được những kiến thức làm giàu bài bản đến với hàng triệu người, đặc biệt là với các bạn trí thức trẻ đang khởi nghiệp

Nói về văn hóa làm giàu của người Việt hiện nay, Hoàng Hải Âu nhận xét: “Thời bắt đầu mở cửa, xu hướng làm ăn của người Việt chủ yếu là chụp giật. Nhưng ngày hôm nay phần lớn các nhà kinh doanh đều hiểu rằng, muốn làm ăn lâu dài thì phải nghiêm túc. Đến một người nông dân cũng biết nhìn xa hơn. Nên văn hóa làm giàu của người Việt mình đang ngày càng gần với thế giới. Đó là cái được lớn nhất của thời mở cửa”.

Từ những quan sát thực tế đời sống xã hội, anh Hoàng Hải Âu luôn đưa ra những đánh giá xác thực và sắc sảo đầy thuyết phục. Người ta thường nói, nhìn vào văn hóa của người chủ doanh nghiệp thì sẽ hiểu rõ văn hóa của doanh nghiệp ấy. Ông chủ Hoàng Hải Âu cho ta một sự tin tưởng rằng, anh là một vị thuyền trưởng đầy tin cậy, vững vàng chèo lái con tầu trên biển lớn.

Có một thông tin rất ít người biết, Hoàng Hải Âu đã từng là một sỹ quan hải quân được đào tạo ở Nga. Anh cũng là con trai của một vị tướng hải quân. Dường như cái tên Hải Âu mà cha anh đặt cho cũng ngầm mang một ước mơ nào đó. Về cha mình, anh nói: “Ông là người giản dị, bao dung và chân thành. Ông đeo lon tướng nhưng ở nhà ông làm mọi việc, dù là nhỏ nhất. Tôi nhớ là trước khi mất, nằm trong bệnh viện, cha tôi còn gượng dậy cảm ơn các bác sỹ, y tá đã chăm sóc mình. Tôi học được nhiều điều từ cha. Tất nhiên không phải không có lúc bị “ăn đòn” từ đời sống vì chính những điều mình đã học được ấy. Bởi lẽ, mình đã không hiểu được, có những thứ ngày hôm nay đã đổi khác so với thời của cha rồi”.

Bản tính khiêm nhường, Hoàng Hải Âu thường ít nói về cha. Cũng giống như anh rất ít bộc lộ mình. Nhưng trong thâm tâm Hoàng Hải Âu rất tự hào. Chính người cha đã cho anh sự tự tin, ý chí vươn lên không ngại sóng to gió lớn giữa biển đời. Và bài học giản dị vế sự kiên nhẫn khi ta ươm một cái cây. Chỉ có sự chăm bẵm không ngơi nghỉ mỗi ngày mới làm nó lớn lên. Và, cái cây tốt ấy là cái cây mà những cay đắng cuộc đời không thể ngăn nó trổ những bông hoa đẹp và đơm nhiều trái chín. Rồi chính những hoa và quả ấy sẽ là phần thưởng quý giá nhất cho những nỗ lực không ngừng của ta…

(Theo An ninh Thế giới)


Interview: Philip Kotler

- Ông đã từng tư vấn cho các công ty nổi tiếng trên thế giới như IBM, General Electric, AT&T, Honeywell, Bank of America, Merck… Vậy dự án nào được ông đánh giá là thành công hơn cả?
- P.K. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi này cho tôi. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi phải nói rằng, đây là thông tin bảo mật mà tôi không được phép tiết lộ. Giá trị của việc tư vấn này là giúp doanh nghiệp định hướng một cách rõ ràng hơn tới khách hàng chứ không phải định hướng tới việc sản xuất của họ.Tôi làm việc với IBM là nhằm giúp họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc theo dõi sự thay đổi trong nhu cầu và lợi ích của khách hàng chứ không đơn thuần là bán giải pháp kỹ thuật. Tôi hợp tác với Merck là nhằm giúp họ đẩy mạnh mảng sáng tạo, cách tân trong kinh doanh bằng công cụ marketing.
-Ông có nhận định gì về marketing? Đó là nghệ thuật hay là một nghề nghiệp?
-P.K. Marketing là một nghề chứ không phải một loại hình nghệ thuật. Hiệp hội Marketing và Viện marketing Anh đã không hẹn mà gặp khi cùng đưa ra những tiêu chuẩn chung đối với các chuyên gia marketing. Họ cho rằng, với sự trợ giúp của các bài trắc nghiệm, người ta có thể phân biệt được ai là chuyên gia marketing và ai không. Tuy nhiên, một người bình thường chưa từng hoạt động trong lĩnh vực marketing vẫn có thể đưa ra được nhiều ý tưởng tuyệt vời. Ví dụ, Ingvar Kamprad không phải là chuyên gia marketing, nhưng hãng IKEA của ông vẫn trở thành cái tên huyền thoại trong lĩnh vực đồ nội thất gia đình. Có thể nói, marketing còn được đánh giá như là một môn khoa học vì thông qua các chiến dịch nghiên cứu thị trường của mình, các chuyên gia tiếp thị khám phá ra những điều mới mẻ về sản phẩm, người tiêu dùng để từ đó đưa ra các định hướng nhằm phân bổ nguồn lực một cách tối ưu nhất đồng thời đưa ra các dự đoán về thị trường. Ở đây, rất khó để đưa ra nhận định điều gì quan trọng hơn cả trong marketing – khía cạnh nghề nghiệp, nghệ thuật hay khoa hoc
- Trên thực tế có tồn tại các phương pháp tiếp thị nan giải nào không hay tất cả chỉ là sự phát triển của phương pháp cổ điển mà ông thường áp dụng?
- P.K. Câu hỏi khá thú vị đấy! Marketing không phải là một bộ môn khoa học hàn lâm như phân tích hình học. Nhiều quốc gia có nền kinh tế, chính trị hay văn hóa khác nhau vẫn áp dụng nhiều phương pháp tiếp thị khác nhau. Tuy nhiên, marketing được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc sau:
1. Trong thời gian xây dựng chiến lược marketing, chuyên gia tiếp thị cần phải luôn xác định rõ rằng: trung tâm của chiến lược tiếp thị chính là người tiêu dùng, đối thủ và tác nhân truyền bá thông tin tiếp thị.
2. Cần phải phân khúc từng thị trường và tập trung hướng chủ đạo của mình vào phân khúc nào mà công ty của bạn có thế mạnh nhất.
3. Trong từng phân khúc thị trường, cần nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, cách suy nghĩ của họ đối với sản phẩm và hình thức mua hàng của họ.
4. Để đảm bảo thành công, cần phải chú trọng đến chất lượng tốt nhất cho sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm người tiêu dùng. Lúc này, marketing đã phát triển dưới sự ảnh hưởng của các xu hướng hiện đại, ví dụ như ta đã từng nghe thấy thuật ngữ marketing cảm giác, marketing du kích, marketing tin đồn…
- Trong các bài báo của mình, ông đã từng đề cập rằng, marketing hiện nay đang trong tình trạng tồi tệ chưa từng thấy. Vậy nguyên nhân là ở đâu, thưa ông?
- P.K. Nên nhớ rằng, 75% các sản phẩm/dịch vụ mới của các doanh nghiệp khi tung ra thị trường thường là thất bại. Marketing là quá trình duy nhất bao gồm hàng loạt các nguyên tắc/bước thực hiện nhất định. Vậy nhưng nhiều doanh nghiệp lại thường không hiểu được điều này và thực hiện các chiến dịch marketing một cách tùy tiện: nhóm này lập chiến lược tiếp thị, nhóm khác phụ trách sản phẩm, tính toán chi phí, bộ phận marketing thực chất chỉ thực hiện nhiệm vụ bán hàng và quảng cáo. Kết quả là công ty sản xuất ra sản phẩm mà không tiêu thụ được, và bộ phận marketing thường được “choàng” thêm nhiệm vụ “dọn rác” bằng cách cật lực bán hàng, cật lực quảng cáo.Ngoài ra, thực tế thường cho thấy rằng, bộ phận marketing và quảng cáo không thể đảm nhiệm tốt việc bán hàng và quảng cáo, đơn giản là họ không đủ kiến thức và kỹ năng. Tôi cho rằng nhiệm vụ chính của bộ phận marketing là tạo ra chiến lược kinh doanh cho sản phẩm.
- Ông có nói rằng marketing đang trở nên ngày càng phức tạp hơn. Còn tôi thì gặp khá nhiều giám đốc marketing, những người luôn cho rằng marketing hoàn toàn không có gì là phức tạp cả?
- P.K: Đó là cả một vấn đề lớn đấy. Nhiều người làm marketing nhưng không hiểu thế nào là marketing.
- Vậy thì ông có thể giải thích vấn đề này được không? Trên bàn làm việc của nhiều chuyên gia tiếp thị vẫn có những cuốn sách do ông viết từ lâu lắm rồi?.
- P.K. Marketing không phải là nơi để ta ném tiền qua cửa sổ, mà đó là nơi bạn phải xác định một cách rất rõ các nhóm khách hàng của mình và nhu cầu của họ đồng thời đưa ra các quyết định nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
- Thế nào gọi là trách nhiệm xã hội của marketing?
- P.K. Năm 1970, tôi đã chia marketing thành một số mảng: marketing thương mại (business- marketing), marketing phi thương mại, marketing xã hội. Chúng ta đã quen với thuật ngữ marketing thương mại. Ví dụ về marketing phi thương mại: đó là công ty, tổ chức mà mục đích của nó không nhằm tạo ra lợi nhuận (họ chỉ thu hút khách hàng, nguồn tài chính cho các chương trình giúp đỡ người nghèo, tổ chức các triển lãm, các chương trình gây quỹ từ thiện giúp bệnh nhân, trẻ em lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn…). Còn marketing xã hội có thể được hiểu là việc truyền bá hình mẫu cuộc sống, giúp con người sống tốt hơn, khỏe mạnh hơn (thực phẩm an toàn, thể thao lành mạnh…) hoặc tuyên truyền giúp con người từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe (hút thuốc lá, sử dụng heroin…). Các công ty cần phân biệt rõ việc đáp ứng nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội của người tiêu dùng.Ví dụ, hút thuốc lá có thể mang lại cảm giác mãn nguyện đối với một cá nhân nào đó, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh. Và đương nhiên là điều đó tạo ra gánh nặng cho xã hội trong lĩnh vực chăm sóc y tế cộng đồng. Thời gian sau này, tôi có viết cuốn “Trách nhiệm xã hội” (Corporative social responsibility), trong đó tôi có nhấn mạnh đến khía cạnh rằng, các doanh nghiệp quan tâm đến việc nâng cao phúc lợi xã hội thường đạt được những kết quả kinh doanh tốt hơn trong kế hoạch kinh doanh dài hơi so với các doanh nghiệp ít quan tâm đến khía cạnh trách nhiệm xã hội. IBM, McDonald’s, Ben & Jerry’s và nhiều công ty khác đã được thừa nhận nhờ những thành công nhất định khi thể hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.Hỏi: Trong cuốn sách của mình, ông đã từng nói rằng, không nên cùng lúc “xuất kích” trên tất cả các thị trường mà nên tập trung nguồn lực vào một phân khúc nào đó và đặc biệt phải đưa ra được chương trình markting cho từng phân khúc như vậy. Điều này có nghĩa rằng ông phản đối các chương trình marketing chiến lược hướng đến tất cả phân khúc thị trường? Hay là đối với mỗi một phân khúc thị trường ta nên lập một kế hoạch cụ thể riêng biệt? P.K. Ý tưởng ban đầu về việc sản xuất hàng tiêu dùng được các nhà cung cấp xà phòng, thực phẩm, tủ lạnh, xe hơi… áp dụng. Công ty Procter & Gamble sản xuất xà phòng Ivory và tung ra thị trường, cho tất cả tầng lớp người tiêu dùng. Chiến lược marketing của Coca-Cola được xây dựng trên nguyên tắc tương tự - loại nước giải khát dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, mỗi người lại có một khẩu vị khác nhau. Và điều đó trở thành thách thức đối với các doanh nghiệp nói trên. Họ phải tìm cách hướng đến phân khúc hẹp hơn. Hiện nay, P&G sản xuất nhiều loại sản phẩm tẩy rửa dành cho nhiều loại đối tượng khách hàng khác nhau, còn Coca-Cola cũng đưa hàng chục loại nước giải khát cho khách hàng lựa chọn. Nói chung, doanh nghiệp có thể áp dụng ba chiến lược sau đây: tung ra một mặt hàng nào đó cho tất cả người tiêu dùng (undifferential marketing), tung ra một số mặt hàng cụ thể nào đó cho một số nhóm người tiêu dùng nhất định (differential marketing) hoặc tập trung hẳn vào một phân khúc hẹp (concentrative marketing)
- Ông có cho rằng marketing sẽ trở nên phức tạp hơn trong tương lai?
- P.K: Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra khắp nơi. Con số các vụ sáp nhập, thôn tính và phá sản đang càng ngày càng tăng lên. Sự trung thành của người tiêu dùng chỉ có thể hiện hữu trong các công ty tiên phong biết quan tâm đến nhu cầu của từng nhóm khách hàng đồng thời biết cách chăm sóc họ. Không quan trọng là anh có thể sản xuất ra loại hàng hóa rẻ tới mức nào. Trung Quốc là nơi mà hàng hóa luôn có giá thành rẻ nhất và đất nước này đang nối gót Nhật trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với giá thành thấp. Người tiêu dùng cũng ngày càng trở nên bận rộn hơn, khó tìm hơn, khó tính hơn, cầu toàn hơn trong các vụ mua sắm. Ở Mỹ, nếu một người nào đó muốn mua chiếc xe hơi, anh ta sẽ click vào các địa chỉ bán xe trên mạng và gửi đi thông điệp “Tôi muốn mua chiếc xe màu xanh của hãng X. với giá không quá 25 nghìn đô-la”. Và không phải là nhân viên bán hàng nói rằng “đây là xe của anh”, mà bản thân người mua hàng sẽ chỉ ra chiếc xe mà anh ta cần.Giá thành marketing đại chúng càng ngày càng tăng lên trong khi hiệu quả lại đang tỷ lệ nghịch. Người tiêu dùng đang càng ngày càng tỏ ra thờ ơ với các chương trình quảng cáo trên truyền hình, trong khi các hãng quảng cáo truyền hình đang ngày càng tìm cách tăng giá. Điều này buộc các chuyên gia tiếp thị phải tìm ra các phương thức quảng cáo khác: quảng cáo trên khinh khí cầu, quảng cáo trên sân vận động trong các giải bóng đá, quần vợt, khúc côn cầu, trên xe hơi, xe bu‎‎ýt, xe đua, quảng cáo qua phim ảnh, trong nhà vệ sinh, thang máy, trạm xăng, trong các cuốn sách…Ví dụ, Fay Weldon đã viết cuốn The Bulgari Connection theo đơn đặt hàng của hãng Bulgari với chuỗi ngọc trai tuyệt hảo ngoài bìa. Marketing qua điện thoại di động (mobile marketing) cũng phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Cách đây không lâu, tôi có đi qua một trung tâm thương mại lớn, thế là trong chiếc điện thoại di động của tôi hiện lên các thông tin về việc giảm giá trong cửa hàng này. Thành thật mà nói, tôi không thích kiểu marketing này lắm vì nó gây cảm giác phiền toái cho tôi. Nhưng đây cũng chính là một kênh truyền thông hiệu quả để liên lạc với khách hàng.Hay như kiểu marketing tin đồn. Ở Mỹ, nhiều công ty đã tuyển sinh viên vào làm việc bán thời gian với nhiệm vụ phân phát sản phẩm mẫu cho khách hàng kèm thông điệp “Anh/chị không nhất thiết phải kể về sản phẩm này cho người khác nếu không cảm thấy thích chúng. Còn nếu thích, anh chị hãy kể lại với bạn bè, người quen của mình”. Và các sinh viên này phải làm báo cáo cho lãnh đạo công ty biết có bao nhiêu khách hàng đã kể lại câu chuyện về sản phẩm của họ cho người quen, bạn bè, và đó là những túyp người nào. Đây cũng chính là một kiểu tiếp thị khá hiệu quả. Hỏi: Ông đã từng viết rằng câu thần chú của marketing – đó là thương hiệu và các giá trị. Vậy làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu mạnh? P.K. Đối với một thương hiệu thì mục tiêu bao giờ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Để làm gì ư? Vì sản phẩm khi tung ra thị trường phải là loại tốt nhất mà người tiêu dùng muốn “xuống tiền” để sở hữu nó. Nếu như nhà sản xuất không đảm bảo được hai yếu tố này, thương hiệu sẽ chỉ là con số không. Có một điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần hiểu là thương hiệu không thể được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của quảng cáo. Quảng cáo không bao giờ có thể tạo ra ước muốn mua hàng ở người tiêu dùng cũng như lòng tin của họ đối với sản phẩm. Quảng cáo chỉ có thể giúp nâng cao mức nhận biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Slogan, màu sắc, âm nhạc… không phải là lợi thế cạnh tranh mà chỉ là yếu tố cần hiện diện trong thương hiệu. Điều quan trọng nhất – đó là kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đây chính là điều cho phép người tiêu dùng hiểu được thương hiệu của bạn mạnh hay yếu. Thương hiệu chính là sự hứa hẹn một kết quả nào đó mà nhiều người không hiểu được. Nếu thương hiệu được nhiều người biết đến nhưng lại tạo ra cho họ cảm giác không thân thiện, không tin cậy thì đó là một thương hiệu tồi. Ngược lại, nếu thương hiệu được người tiêu dùng tin cậy, quý mến nhưng với độ nhận biết kém sẽ được coi là thương hiệu tiềm năng tốt.
- Ông có nhận định gì về tương lai của marketing?
-P.K. Khuynh hướng lớn nhất – đó là marketing luôn phải vận động để bắt mạch kịp nhu cầu của xã hội. Nhiều công ty dành hẳn ra những bộ phận chuyên biệt để sẵn sàng lao vào cuộc chiến thương hiệu. Ví dụ, tại hãng hàng không nọ có hẳn một phòng riêng biệt, trên tường treo những màn hình lớn báo thời tiết, lịch trình các chuyến bay của tất cả các hãng hàng không, giá cả của các đối thủ cạnh tranh. Những căn phòng như vậy cho phép hãng đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.Xu hướng thứ hai là marketing đang ngày càng được định hướng theo góc độ tài chính. Nghĩa là chuyên gia tiếp thị cần biết rõ nguồn lực đầu tư được phân bổ đi đâu, kênh phân bổ hàng hóa nào được coi là khả thi nhất và mang lại hiệu quả cao nhất để từ đó loại bỏ các kênh ít khả thi.Xu hướng thứ ba – marketing càng ngày càng mang tính kỹ thuật hơn. Các chuyên gia tiếp thị càng ngày càng có xu hướng sử dụng các bảng biểu mà thông qua đó, ai cũng có thể nhìn thấy tiến độ công việc diễn ra trong công ty hàng ngày, hàng tháng hay hàng quý. Điều này rất cần thiết để chuyên gia tiếp thị đưa ra quyết định đúng lúc, đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh.
-Ông có nhận định gì về vai trò của các hãng tư vấn PR, tư vấn quảng cáo và tiếp thị trong marketing?
-P.K: Có một sai lầm phổ biến là các công ty thường tuyển dụng nhân viên marketing hay quảng cáo vào làm việc rồi lại buộc họ phải tự nghiên cứu thị trường, tự xây dựng các chiến dịch quảng cáo. Thực ra thì nhiệm vụ chính của anh ta là tìm kiếm các hãng tư vấn chuyên nghiệp để giúp doanh nghiệp thực hiện những công việc đó. Điều quan trọng là anh ta phải gây dựng được mối quan hệ lâu bền đối với hãng cung cấp dịch vụ tư vấn đó. Hãng quảng cáo phải là nơi giúp bạn tăng doanh thu trong tương lai chứ không phải là chỗ mà các chuyên gia tiếp thị đến “hót” cho bạn nghe những bài lý thuyết và thu tiền của bạn. Chỉ khi hãng quảng cáo và công ty của bạn cùng chia sẻ sự hiểu biết với nhau về mối quan tâm chung, lúc đó liên minh này mới tạo ra được kết quả tốt.
-Ai cũng biết là kinh doanh luôn nằm trong vòng xoáy của sự vận động. Các doanh nghiệp không kịp thay đổi thường sẽ đánh mất vị trí của mình và “bốc hơi” nhanh chóng. Vậy trong kinh doanh có điều gì bất biến không?
-P.K. Thời hạn tồn tại trung bình của một công ty thường là 20 năm. Công ty có thể bị khai tử nếu như không tự thay đổi để phù hợp với điều kiện của thương trường, không trụ vững trước những sóng gió về tài chính hoặc bị đối thủ “nuốt”. Tuy nhiên, cũng có những công ty hoạt động tốt trong cả hàng trăm năm hình thành và phát triển. Câu trả lời cho câu hỏi vì sao các công ty thường chết yểu trong giai đoạn trứng nước, theo tôi, nằm trong cuốn sách của James Collins "Built to Last" và Arie De Geus "The Living Company".
***Philip Kotler cho rằng, một quy trình nghiên cứu thị trường thường bao gồm 15 giai đoạn mà mỗi một giai đoạn chính là câu trả lời cho một trong các câu hỏi sau:
1. Người tiêu dùng nhận biết nhu cầu của mình như thế nào đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn?
2. Người tiêu dùng tìm ra sản phẩm của bạn như thế nào?
3. Người tiêu dùng quyết định chọn lựa như thế nào?
4. Người tiêu dùng đặt mua hàng/dịch vụ của bạn như thế nào?
5. Sản phẩm/dịch vụ của bạn của bạn được giao đến tay khách hàng như thế nào?6. Điều gì xảy ra khi sản phẩm của bạn được giao tới tay người tiêu dùng?
7. Hàng hóa, sản phẩm của bạn được bày biện như thế nào?
8. Việc thanh toán được thực hiện ra sao?
9. Sản phẩm của bạn được bảo quản như thế nào?
10. Sản phẩm của bạn được đón nhận như thế nào?
11. Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của bạn với mục đích gì? (Đôi khi, mục đích sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng không trùng hợp với mong đợi của nhà sản xuất).
12. Người tiêu dùng cần sự hỗ trợ nào khi sử dụng sản phẩm?
13. Việc sản phẩm bị trả hay đổi lại diễn ra như thế nào?
14. Việc bảo hành hay sửa chữa sản phẩm có lỗi diễn ra như thế nào?
15. Điều gì sẽ xảy ra nếu như sản phẩm đã được sử dụng và không còn có ích nữa?
Nhận xét:
Những bài trả lời phỏng vấn của Philip Kotler cho chúng ta một tầm nhìn toàn diện hơn về marketing hiện đại và marketing cổ điển. Xu hướng marketing hiện đại như marketing qua điện thoại di động (mobile marketing), marketing tin đồn cũng có thể áp dụng ở Việt Nam . Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu từ chiến lược tập trung hẳn vào một phân khúc hẹp rồichiến lược hướng đến một nhóm khách hàng nhất định và sau cùng là chiến lược cho tất cả người tiêu dùng.
Nguon: Business World Portal

Saga.vn

Philip Kotler – ‘father of modern marketing’ visit Vietnam



During his first visit to Vietnam on August 17, 2007, the ‘world marketing legend’ attended a workshop titled “New marketing for the new age” in HCM City.
The workshop attracted 700 leading businessmen and managers of Vietnam. This is a rare opportunity for Vietnamese businessmen to listen to and talk with Philip Kotler about burning and practical issues for the development of business in the new age.
Born in 1931 in Chicago, the US, Philip Kotler is considered ‘the father of modern marketing’. He is the author of Marketing Management, one of the canon books of the world marketing sector. He is also a pioneer of social marketing and was selected as the fourth most important management guru of all time by the Financial Times, behind Jack Welch, Bill Gates and Peter Drucker.
He is now the top expert of the Kotler Marketing Group and the S.C. Johnson & Son Distinguished Professor of International Marketing at the Kellogg School of Management at Northwestern University.
Philip Kotler came to Vietnam under the invitation of the PACE Education Group.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2009

CEO


Mỗi "bộ đồ nghề" tiếp thị sẽ bao gồm sáu dụng cụ cơ bản sau:

1. Một chiếc búa: để sử dụng như một đòn bẩy;

2. Một cái cờ lê: để vặn mọi thứ;

3. Một cái tuốc-lơ-vít: để xiết chặt cái gì đó;

4. Một cái kìm: để uốn cong hay cầm giữ cái gì đó;

5. Những chiếc đinh ốc, then, ống dẫn hay keo: để gắn cái gì đó;

6. Một thước dây: để đo đạc.

Cụ thể:

- Chiếc búa

Trong thế giới tiếp thị, chiếc búa là những đề xuất, những tuyên bố giá trị của công ty bạn. Thế nào là Tuyên bố giá trị? Là những lý do cơ bản giải thích tại sao mọi người nên quan tâm tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn.Với một tuyên bố giá trị, bạn cho thấy mình là người hiểu rõ ai là khách hàng, những gì họ mong muốn và cần, cũng như nắm vững các tiêu chuẩn mua sắm của họ và những đặc tính cần có của một nhà cung cấp. Nó trả lời cho câu hỏi: “Tại sao nên mua sản phẩm, dịch vụ của bạn”. Nó nhấn mạnh tới những điểm quan trọng và khích lệ mua sắm, đồng thời được xem là nền tảng đem lại uy tín cho nhãn hiệu của bạn.Điển hình cho một tuyên bố nhãn hiệu sẽ là: “Công ty A là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp mạng điện thoại di động giúp tạo ra nền tảng cho những trải nghiệm dữ liệu di động thành công”.Trong khi đó, một tuyên bố nhãn hiệu mạnh sẽ là: “Công ty B thay đổi và tích hợp các giải pháp web-based nhằm tự động hoá các quy trình kinh doanh với mục đích giúp các công ty gia tăng lòng trung thành nhãn hiệu và sự gắn kết của nhân viên”. Tuyên bố nào sẽ phản ánh tốt hơn tuyên bố giá trị của bạn?

- Cái cờ -lêCông

Cụ quan trọng thứ hai của bạn sẽ là cái cờ-lê. Việc tìm kiếm các khách hàng mới luôn là một trong ba nhiệm vụ kinh doanh quan trọng nhất. Bạn có được các khách hàng mới như thế nào? Bằng việc xúc tiến các hành động lấy thị trường là trọng tâm kết hợp chặt chẽ với những nghiên cứu về hành vi mua sắm của khách hàng, chúng ta gọi là Kênh mua sắm (Buying Pipeline). Bạn có thể kiểm soát các dòng chảy của kênh mua sắm này như thế nào? Câu trả lời là tối ưu hoá sự hỗn hợp tiếp thị (chào hàng, giá, địa điểm và xúc tiến) nhằm hướng tới những nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như sở thích mua sắm của họ.

- Cái tuốc-lơ-vítBạn cần một cái tuốc-lơ-vít đa năng, cả cho việc tháo ra cũng như lắp vào. Trong thế giới kinh doanh, cái tuốc-lơ-vít đại diện cho những đề xuất và bản mẫu hợp đồng, các ý kiến đóng góp của khách hàng và độ tiện lợi của sản phẩm/dịch vụ. Việc có được cơ hội để thử sản phẩm hay dịch vụ của bạn trước khi mua sắm là chìa khóa đẩy nhanh quyết định mua sắm của khách hàng.Sáu câu hỏi dưới đây để đo mức độ chấp nhận sản phẩm/dịch vụ của bạn từ phía khách hàng:

1. Các khách hàng có dễ lĩnh hội các giá trị của sản phẩm/dịch vụ?

2. Sản phẩm có tương thích với những quy trình và hành động tự nhiên?

3. Sản phẩm/dịch vụ có dễ hiểu và sử dụng?

4. Sản phẩm/dịch vụ có bản mẫu để dùng thử?

5. Đâu là yếu tố rủi ro trong việc mua/sử dụng sản phẩm? (Lời khuyên: càng thấp càng tốt).

6. Các ích lợi, ưu việt của sản phẩm/dịch vụ có dễ dàng truyền tải?

Cái kìm

Không có công việc lắp ráp nào có thể được hoàn thành nếu không có những chiếc kìm được sử dụng đề cầm nắm hay giữ chặt một vật nhỏ nào đó. Trong thế giới kinh doanh, những vật dụng nhỏ dễ tuột này có thể là các khách hàng tiềm năng của bạn. Cái kìm cũng đảm bảo sự linh hoạt khi bạn thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm, sự lựa chọn các nhà cung cấp và các hoạt động tài chính.

Những chiếc đinh ốc, then, ống dẫn hay keo dính

Những chiếc đinh ốc, then, ống dẫn hay keo dính cho phép bạn kết nối hay gắn các vật dụng vào với nhau. Để kết nối các hoạt động kinh doanh của bạn thành một khối thống nhất, hãy xây dựng một ban quản lý, các địa chỉ liên lạc hay hệ thống dữ liệu các mối quan hệ nhằm giúp đỡ bộ phận bán hàng, bộ phận quan hệ khách hàng và tiếp thị. Đây nên là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bạn (không phải là điều bạn sẽ thiết lập khi thật sự cần tớ

Thước dây

Mặc dù nằm cuối cùng trong danh sách, song những thước dây đo đạc hoạt động kinh doanh của bạn cũng là một trong những công cụ quan trọng nhất. Tiến hành đánh giá các hoạt động kinh doanh, tiếp thị và các kế hoạch bán hàng nhằm xác định rõ ràng các kết quả đang ở cấp độ nào trong thước đo thành công của bạn. Sau đó định hướng tiến trình kinh doanh cụ thể hơn hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Sáu công cụ cơ bản trên sẽ giúp:

- Xác định rõ tại sao mọi người nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn;

- Tạo sự dễ dàng cho mọi người mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn;

- Tạo ra cho bạn và các khách hàng tiềm năng một cơ hội để hiểu rõ hơn về sản phẩm và giá cả;- Cho phép xây dựng các hệ thống, quy trình tiếp thị và bán hàng;

- Giúp bạn có được những đánh giá rõ ràng nhằm chỉ ra mục tiêu kinh doanh đã đạt được ở cấp độ nàoVới "bộ đồ nghề" tiếp thị trên,

có ba lời khuyên để khi sử dụng có thể đạt được kết quả tốt nhất:

1. Hãy nhanh chóng sửa chữa những gì đã bị hỏng - càng trì hoãn lâu bao nhiêu, kết quả sẽ càng tồi tệ và chi phí sẽ càng lớn bấy nhiêu;

2. Sử những vật liệu tốt nhất mà bạn có thể mua;

3. Hãy thực hiện tốt công việc ngay trong lần đầu tiên.

Nguồn: Kinh doanh

TÓM TẮT NGẮN VỀ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG

ketnoisunghiep.vn: Lý thuyết hệ thống tổng quát là thuật ngữ được L. Fon Bertalarffy đưa vào vốn từ vựng khoa học dùng để mô tả lý thuyết các hệ thống mở và các trạng thái cân bằng động đề xuất năm 1933 tại trường đại học tổng hợp Chicago. Từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý.Sự xuất hiện của "Lý thuyết hệ thống tổng quát", một lý thuyết thuộc dạng những quan điểm khoa học chung mang tính hình thức và phổ quát, đã thúc đẩy mong muốn của công đồng khoa học muốn tiến tới phổ quát hoá các công cụ nhận thức khoa học và tiến tới sự nhận được đặc trưng mang tính luận điểm của toàn bộ các phổ quát. Một trong những nhiệm vụ chính của tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy luật, các quan hệ qua lại chung đối với các lĩnh vực khác nhau của hiện thực. Do vậy cách tiếp cận hệ thống đã được sử dụng trong lý thuyết đã nêu mang tính chất liên ngành, bởi vì nó tạo ra cơ hội đem những quy luật và những khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức sang một lĩnh vực khác.Trong chương trình xây dựng lý luận của mình ông đã chỉ ra những nhiệm vụ cơ bản của nó:
- Thứ nhất, làm sáng tỏ những nguyên tắc và quy luật chung hành vi của các hệ thống, không phụ thuộc vào bản chất của các thành tố và của các quan hệ giữa chúng;- Thứ hai, xác lập những quy luật tương tự của khoa học tự nhiên nhờ tiếp cận hệ thống đối với các khách thể sinh học, xã hội.
- Thứ ba, tạo ra sự hợp thức khoa học hiện đại trên cơ sở làm rõ tính tương đồng của các quy luật trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.Các nhiệm vụ này dẫn đến sự thay đổi nội dung trên cơ sở những quan niệm hệ thống (chỉnh thể), chức năng, cấu trúc. Chính điều này đã tạo ra những tiền đề phương pháp luận để hình thành hệ thống khái niệm mới với nội dung xác định và với quan hệ đã cho một cách rõ ràng với những chuyển đổi giữa chúng. Tổ hợp các khái niệm hệ thống là bộ khung khái niệm khởi điểm, tạo ra sơ đồ nguyên nguyên tắc của sự phân chia khách thể.Hệ thống
- khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình.
Phần tử - đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt. Vi điều này,Chỉnh thể - hình thức của tồn tại hệ thống với tư cách được xác định chặt chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống khác.Tính chỉnh thể là tính thống nhất của hệ thống như một chỉnh thể được các phần tử thể hiện trong sự tương tác qua lại thực tế của chúng. Nó là cơ sở ổn định của hệ thống.Quan điểm toàn thể: là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống
1. Khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần: vật chất có trước tinh thần, tinh thần tác động trở lại vật chất.
2. Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Sự tác động giữa các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.
3. Các sự vật luôn vận động, không ngừng biến đổi cũng như môi trường xung quanh nó.
4. Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của các hệ thống nằm bên trong hệ thống, do phần điều khiển của sự vật quyết định.
Lý thuyết hệ thống [trích từ từ điển]:Nghiên cứu đa ngành những Tổ chức (ORGANIZATION) trừu tượng từ các hiện tượng, theo quan điểm độc lập, kiểu, không gian hoặc thời gian của sự tồn tại. Nó nghiên cứu nguyên lý chung tới tất cả các thực thể phức tạp, và những mô hình –MODELs (thường là toán học) mà có thể sử dụng để mô tả chúng.Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy (tên gọi: Lý thuyết những hệ thống Chung – General Systems Theory, 1968), và bắt nguồn từ Ross Ashby ( Giới thiệu tới Điều khiển học, 1956).Von Bertlanffy là phản ứng lại chống lại chủ nghĩa đơn giản hoá (REDUCTIONISM) lẫn đóng gói đối tượng của khoa học (UNITY OF SCIENCE). Ông ta nhấn mạnh những hệ thống thực tế là mở và có tương tác lẫn nhau và với môi trương, và chúng có thể có thêm những thuộc tính định tính mới thông qua biểu hiện mới (EMERGENCE), kết quả sự Tiến hóa liên tục (EVOLUTION). Không chỉ đơn thuần là chia nhỏ một thực thể ( như là cơ thể con người) thành những thuộc tính, những phần hoặc những phần tử của nó (như là các các bộ phận hay tế bào), lý thuyết hệ thống tập trung về sự sắp đặt và những quan hệ (RELATIONs) giữa những phần kết nối chúng trong một tổng thể (HOLISM). Tổ chức (ORGANIZATION) đặc biệt này xác định như một hệ thống (SYSTEM), gồm những phần tử độc lập cụ thể (như các tế bào, các phần, các tranzito, người...). Như vậy, những khái niệm và nguyên lý của tổ chức nằm dưới những ngành khoa học khác nhau (vật lý, sinh vật, công nghệ, xã hội học...), cung cấp một cơ sở cho sự thống nhất chúng. Những khái niệm hệ thống bao gồm: môi trường hệ thống bao quanh (system-environment BOUNDARY), đầu vào (INPUT), đầu ra (OUTPUT), quá trình (PROCESS), trạng thái (STATE), sự phân cấp (HIERARCHY), hướng mục đích (GOAL-DIRECTEDNESS) và thông tin (INFORMATION).Sự phát triển của lý thuyết hệ thống là đa dạng ( Klir, Những khía cạnh của Khoa học hệ thống, 1991), bao gồm nhận thức những nền tảng và triết học (những triết học của Bunge, Bahm và Laszlo); Lý thuyết toán mô hình hoá và lý thuyết Thông tin INFORMATION THEORY (công việc của Mesarovic và Klir); và những ứng dụng thực tiễn. Lý thuyết những hệ thống toán học xuất hiện sự phát triển cô lập/độc lập (isomorphies) giữa những mô hình những mạch điện và những hệ thống khác. Áp dụng bao gồm kỹ nghệ, điện toán, sinh thái học, quản lý, và tâm lý trị liệu gia đình. Sự phân tích những hệ thống, phát triển độc lập lý thuyết hệ thống, áp dụng những nguyên lý hệ thống để trợ giúp ra quyết định - với những vấn đề xác định, tái xây dựng, tối ưu hóa và điều khiển hệ thống (thường là một tổ chức XH về kỹ thuật), trong khi hướng đến nhiều mục tiêu, ràng buộc và tài nguyên. Mục đích của nó chỉ rõ những hướng hoạt động có thể, tính đến độ rủi ro, giá thành và lợi ích thu được.Lý thuyết hệ thống gắn chặt với Điều khiển học (CYBERNETICS) và cũng như Động học hệ thống (SYSTEM DYNAMICS), mô hình thay đổi trong Mạng (NETWORK) ghép lẫn nhau của những biến (như “thế giới thay đổi" mô hình của Jay Forrester và Câu lạc bộ Rome). Những ý tưởng liên quan được sử dụng bên trong ra đời những khoa học của sự Phức tạp (COMPLEXITY), nghiên cứu sự tổ chức (SELF-ORGANIZATION) và những mạng hỗn tạp các đối tượng tương tác, và những lĩnh vực khác nhau như FAR-FROM-EQUILIBRIUM THERMODYNAMICS, CHAOTIC DYNAMICS (động học hỗn loạn), ARTIFICIAL LIFE (cuộc sống nhân tạo), ARTIFICIAL INTELLIGENCE (trí tuệ nhân tạo), NEURAL NETWORKS (mạng nơron), and computer MODELING AND SIMULATION (mô hình hoá và mô phỏng bằng máy tính).

12 nguyên tắc cơ bản của phương pháp hệ thống



1. Bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong thế giới đều được coi là một hệ thống. Mỗi hệ thống là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống.

2. Trong mỗi hệ thống, cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn tổng số giản đơn những bộ phận cấu thành, nghĩa là cái toàn thể với tính cách là một hệ thống có những thuộc tính mới, chất lượng mới, chất lượng tổng hợp mà vốn không chứa đựng trong các bộ phận cấu thành. Thuộc tính mới gọi là tính toàn thể, thuộc tính hợp trội có chất lượng cao (emergence) không có ở các thành phần. Nó xuất hiện do tương tác của các thành phần chưa không phải là do hoạt động của các thành phần.

3. Trong sự tiến hoá, việc tham gia tương tác các thành phần góp phần tạo nên những tính chất hợp trội của hệ thống, mặt khác những tính chất hợp trội đó của hệ thống cũng làm tăng thêm phẩm chất của các thành phần.

4. Mỗi hệ thống vừa là hệ thống, đồng thời lại vừa là yếu tố của một hệ thống khác có cấp độ rộng lớn hơn. Mỗi yếu tố vừa là yếu tố, đồng thời lại vừa là hệ thống của các yếu tố, đồng thời lại vừa là hệ thống của các yếu tố khác có cấp độ hẹp hơn.

5. Tính chỉnh thể của hệ thống được cụ thể hoá thông qua các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống và giữa hệ thống với môi trường. Có thể nói, đây cũng chính là sự cụ thể hoá nguyên lý nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực.

6. Tổng thể các mối liên hệ đưa đến khái niệm cấu trúc và tổ chức hệ thống. Theo trình tự, cấu trúc của hệ thống có thể được biểu thị theo chiều ngang (khi nói đến các mối liên hệ giữa các yếu tố khác loại). Cấu trúc dọc dẫn đến khái niệm cấp độ của hệ thống.

7. Phương thức điều chỉnh các cấu trúc đa cấp độ là điều khiển. Đó là phương thức liên hệ giữa các cấp độ hết sức đa dạng mà nhờ đó hệ thống mới hoạt động và phát triển bình thường.

8. Từ vấn đề điều khiển dẫn đến vấn đề tính hướng đích của các hành vi hệ thống, bởi vì điều khiển nghĩa là giải quyết một nhiệm vụ nào đó, đạt đến một mục đích nào đó theo một chương trình nhất định. Tuy nhiên tính hướng đích ở đây không phải là mục đích luận tầm thường, mà là theo nghĩa hiện đại của điều khiển học.

9. Gắn liền với vấn đề điều khiển và tính hướng đích, phương pháp hệ thống còn quan tâm đến trình độ tự tổ chức của giới hữu sinh và tiính tự điều chỉnh của các hệ thống hữu sinh và kỹ thuật. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, các hệ thống xã hội không chỉ là một hệ thống tự tổ chức, mà còn là một hệ thống tổ chức. Sự thống nhất giữa tự tổ chức và tổ chức, giữa tự điều khiển và điều khiển là đặc trưng cơ bản của các hệ thống xã hội.

10. Nguồn gốc biến đổi của hệ thống nằm ở bản thân hệ thống, mà trước hết là ở sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong hệ thống. Chẳng hạn sự thống nhất có mâu thuẫn giữa hệ thống và yếu tố, giữa yếu tố và cấu trúc, giữa cái toàn thể và bộ phận, giữa cấu trúc và chức năng…

11. Phương pháp hệ thống quan tâm đến mối quan hệ giữa hoạt động và phát triển của hệ thống, tức là xem xét mối quan hệ giữa trạng thái ổn định bên trong và quá trình phát triển của nó. Nói cách khác phương pháp hệ thống cần giải quyết vấn đề đồng đại và lịch đại, nhằm tìm ra cơ chế tương ứng để xây dựng nên bức tranh thống nhất của khách thể. Xét về mặt đồng đại, tức là xem xét sự vật ở một thời điểm nhất định với tất cả các mối liên hệ phức tạp của nó, còn xét về mặt lịch đại, tức là xem xét sự vật trong quá trình vận động, phát triển theo thời gian của nó. Theo đi, phương pháp hệ thống gắn liền với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.

12. Tính đa chiều (multidimensionality) là một đặc điểm cốt yếu của tư duy hệ thống. Đa chiều là có nhiều cách nhìn nhiều mặt, nhiều cấp độ, nhiều cách hiểu khác nhau về các đối tượng, hệ thống. Một lý thuyết về một loại hệ thống nào đó bao giờ cũng phản ánh một cách hiểu nhất định về từng mặt, từng cấp độ khi xem xét nó. Cần hết sức tránh việc áp đặt một lý thuyết cụ thể nào là chân lý tuyệt đối về các hệ thống đó, mà nên xem mỗi lý thuyết đều có những giới hạn giải thích nhất định.Quan điểm đa chiều còn là sự cố gắng phát hiện cái giống nhau trong những cái khác nhau và cái khác nhau trong những cái giống nhau.- Tìm cái giống nhau trong những cái khác nhau là khoa học hướng tới cái phổ biến, cái có tính quy luật- Tìm cái khác nhau trong những cái giống nhau là nghệ thuất hướng tới cái đặc biệt, sắc thái riêng của cảm thụ, cái mới ngoài quy luật.- Cả hai cái đều cần thiết và bổ sung cho nhau để sáng tạo nên những chất lượng phong phú mới của cuộc sống

Nguồn:

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2009

Giải thưởng DOANH NGHIỆP VÌ CỘNG ĐỒNG



Vinacinco - Nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có sự đóng góp cho cộng đồng xã hội, được sự bảo trợ của Bộ Công thương, Bộ LDTB & XH, Ban Tuyên giáo TW, Tạp chí Thương Mại phối hợp với Công ty Văn hóa Thông tin Việt Nam (VINACINCO), tổ chức chương trình bình chọn và trao giải “Doanh nghiệp vì cộng đồng” năm 2009.
Đối tượng tham gia xét thưởng là các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao, chấp hành tốt pháp luật và có nhiều đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.
Ngoài việc bình chọn cho giải chính “Doanh nghiệp vì cộng đồng”, BTC còn xét giải cho những doanh nghiệp có điểm cao trong từng mặt như: Doanh nghiệp vì người lao động, Doanh nghiệp vì người tiêu dùng, Doanh nghiệp vì bạn hàng đối tác.
Giải thưởng “Doanh nghiệp vì cộng đồng” sẽ góp phần nâng cao nhận thức và khuyến khích các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ lợi ích cộng đồng… Theo dự kiến của BTC, giải sẽ chính thức trao vào tháng 6/2009.
Hình ảnh: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NAM SÀI GÒN (SADECO) đã tài trợ cho "Đêm hội trăng rằm cho trẻ em nghèo". Đêm hội đã mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em bất hạnh tại TP. HCM (sadeco.com.vn)

Marketing

A.H - Người sáng lập ra Starbucks – ông Howard Schultz – đã theo đuổi ước vọng biến những quán cà phê của ông thành “điểm đến thứ ba” trong cuộc sống của người tiêu dùng, sau ngôi nhà và chỗ làm việc.
Không có quốc gia nào trên trái đất này giỏi về marketing hơn Mỹ, bởi thực tế Mỹ làm chủ 28% nền kinh tế thế giới.
Có 3 lý do giải thích tại sao marketing phát triển ở Mỹ trước cả châu Âu. Thứ nhất, quy mô lãnh thổ rộng lớn của Mỹ có nhu cầu marketing cao. Thứ hai, tham vọng của những người sáng chế và các doanh nhân Mỹ có nhu cầu mở rộng kênh phân phối tới mức rộng lớn nhất có thể. Ví dụ, nhiệm vụ của Wal-Mart là giảm thiểu hơn nữa chi phí sinh sống cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Thứ ba, xã hội Mỹ cởi mở với marketing trong khi ở châu Âu kinh doanh hay thương mại bị coi là một nghề kém giá trị.
Marketing ở Mỹ thu được lợi ích rất lớn từ sự cống hiến của Peter Drucker trong lĩnh vực quản lý, người nổi tiếng với câu nói: “Bởi vì mục đích của nó là nhằm tạo ra một khách hàng, nên doanh nghiệp kinh doanh có hai chức năng căn bản – và chỉ có hai chức năng này mà thôi: marketing và cải tiến. Marketing và cải tiến tạo ra kết quả, phần còn lại là các chi phí”.Giáo sư Theodore Levitt thuộc Trường kinh doanh Havard đã viết rằng “một trong những điểm chung lớn nhất của tất cả các thị trường là niềm khát khao ngập tràn về cái hiện đại đạt tiêu chuẩn thế giới, đáng tin cậy, với những mức giá cực kỳ thấp”.
Có thể nói:
Marketing không phải là một nghề hay một môn khoa học vì:
- Không giống như kế toán hay luật, marketing không phải là một nghề. Bất kỳ ai cũng có thể tự nhận mình là nhà làm thị trường. Việc thiếu những rào cản gia nhập cho phép sức sáng tạo, sức tưởng tượng và những ý tưởng mới có cơ hội phát huy tối đa. Nhưng mặt trái của nó chính là rất nhiều nhà làm thị trường vô trách nhiệm đã lợi dụng cơ hội này để lừa gạt người tiêu dùng - một hiện tượng đang trở lên quá phổ biến.
Việc thiếu vắng những cuộc kiểm tra chuyên nghiệp và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã tạo cơ hội cho những kẻ lợi dụng công cụ marketing có được sự phê chuẩn của thị trường và pháp luật. Phần đa những nhà làm thị trường trung thực và tôn trọng người tiêu dùng nhưng nói chung họ cần phải làm việc cật lực hơn để thể hiện bản thân và chặn đứng những kẻ bịp bợm.
- Các nhà làm thị trường không thu được lợi ích gì nếu họ quấy rầy khách hàng thông qua việc truyền đi những thông điệp tới những người không quan tâm tới sản phẩm hay dịch vụ của họ. Giờ đây những nhà quản lý thị trường có thể tính toán được doanh thu dựa trên đầu tư marketing và báo cáo thường xuyên với hội đồng quản trị về quá trình phát triển của ba hay bốn nhãn hiệu. Thậm chí với những sự tiến bộ vượt bậc này, các nhà làm thị trường vẫn thực hiện một công việc marketing nghèo nàn đến bất ngờ. Họ không đánh giá cao, không kết nối những lợi ích xã hội và kinh tế của marketing. Sự trao đổi trên thị trường dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người bán. Chúng tạo ra giá trị cho cả hai bên.
Hàng tỉ giao dịch thị trường hàng ngày thành công đưa ra những sự lựa chọn cho khách hàng. Sự lựa chọn thúc đẩy tiêu dùng và sự tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện cho sự thể hiện cá nhân. Các nhà làm thị trường giỏi cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về những sản phẩm và dịch vụ mới, qua đó đẩy nhanh sự chấp nhận của ngươi tiêu dùng với những cái mới.
(Tổng hợp từ Vietnamnet.vn)

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2009

Michael Porter: Mô hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô


Trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào việc phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là
Political (Thể chế- Luật pháp)
Economics (Kinh tế)
Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)
Technological (Công nghệ)
Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.1. Các yếu tố Thể chế- Luật pháp. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...2. Các yếu tố Kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp....+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư...Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh tế Anh đang ở trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra một cuộc chiến về giá cả, họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí quảng cáo kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, trong khi nguồn thu nhập bị giảm sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ cấp xa xỉ như thiết bị an ninh.3. Các yếu tố văn hóa xã hộiMỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Rõ ràng chúng ta không thể humbeger tại các nước Hồi Giáo được. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những
giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa thế giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc.Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau:+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống+ Điều kiện sốngỞ Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ thích sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh con đẻ cái... Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy sinh các dịch vụ, các câu lạc bộ, các hàng hóa cho người độc thân.4. Yếu tố công nghệ. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Trước đây chúng ta sử dụng các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim cho máy ảnh. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý,phương tiện truyền tải.+ Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Trong thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Nhật Bản đã khiến các nước trên thế giới phải thán phục với bước nhảy vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con người và công nghệ mới. Hiện nay Nhật vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu trên GDP lớn nhất thế giới. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới... sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế. +Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm. Xuất phát từ các máy tính Pen II, Pen III, chưa đầy 10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lý đã tăng với chip set thông dụng hiện nay là Core Dual tốc độ 2.8 GB/s. Một bộ máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng.+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh.Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.
5. Yếu tố hội nhậpKhông ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.+ Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới+ Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi. Mô hình P.E.S.T hiện nay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T ( Bao gồm yếu tố Legal - pháp luật ) và S.T.E.E.P.L.E ( Socical/Demographic-Nhân khẩu học, Techonogical, Economics,Envirnomental,Policy, Legal, Ethical- Đạo đức ) và càng ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mực không thể thiếu khi nghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.

nguon: saga.vn

Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO):


Địa dồi dào, ốc thanh tao
Năm 2008 qua đi, Thương hiệu SADECO đã được vinh danh trong nhiều lễ trao giải thưởng có uy tín như: Sao vàng đất Việt, Thương hiệu vàng, Sao vàng Phương Nam… Đến thời điểm này, SADECO đã thực sự vững vàng trong quá trình hội nhập, khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.
Cuộc trao đổi với ông Trần Mạnh Châu - Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngôi nhà SADECO
- PV: Năm 2008 là năm đầy sóng gió với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh địa ốc nói riêng bởi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu. Thị trường địa ốc đóng băng làm cho các công trình, dự án đều dở dang và các công ty đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, SADECO vẫn đứng vững và phát triển. Thưa ông, SADECO đã làm cách nào để vượt qua “cơn lốc dữ dội” đó?
TGĐ Trần Mạnh Châu: Năm 2008, SADECO kỷ niệm 14 năm thành lập trong thời điểm đất nước ta đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng của sự suy thoái. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản sau những cơn sốt dữ dội đã nhanh chóng đột ngột đổi chiều. Tình hình lạm phát, giá cả leo thang, lãi suất cao, thiếu hụt tài khoản của các ngân hàng. Việc thắt chặt tín dụng làm cho các công ty địa ốc không có vốn hoạt động, giá nhà đất giảm liên tục, sản phẩm không bán được. Công ty chúng tôi cũng không nằm ngoài cơn lốc xoáy này. Tuy nhiên, chúng tôi đã chủ động có những phương án đối phó cân nhắc, tính toán để sử dụng vốn có hiệu quả nhất, tập trung đầu tư có trọng điểm để có sản phẩm hoàn chỉnh, đền bù dứt điểm từng khu vực, tận dụng các nguồn thu, tiết kiệm chi phí; mở rộng hợp tác kinh doanh để tạo nguồn vốn, tham gia chương trình nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp… Bên cạnh đó, chúng tôi còn linh hoạt tìm những cơ hội tạo quỹ đất giá rẻ, phát triển những dự án lớn nằm ngoài Khu Nam như Khu dân cư Long Hậu thuộc Long An, Khu dân cư Sadeco – Duyên Hải huyện Cần Giờ, Khu Nghỉ dưỡng tại Núi Cấm, Tịnh Biên, An Giang.v.v.
Với kinh nghiệm và bản lĩnh, thế và lực đã được tích luỹ trong 14 năm qua, đến nay công ty tự tin vào tình hình tài chính an toàn của mình, tin vào khả năng vượt qua các khó khăn thử thách để đạt được các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông đã đề ra.
- PV: Sau 14 năm không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường, đến nay SADECO đã đạt được những kết quả gì thưa ông?
TGĐ Trần Mạnh Châu: Chúng tôi rất tự hào vì những thành tích đã đạt được. Hiện nay, công ty chúng tôi là chủ đầu tư của 08 dự án với tổng diện tích 197,5ha góp vốn cổ phần 02 dự án, với diện tích 455ha. Ngoài ra, SADECO còn hợp tác liên doanh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để cùng thực hiện 02 dự án của công ty, với diện tích khoảng 30ha. Trong 5 năm gần đây, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với tổng doanh thu là 412 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt trên 76 tỷ, thực hiện nghĩa vụ đóng góp ngân sách nhà nước 157 tỷ.
Thương hiệu SADECO của chúng tôi đã gắn liền với các khu nhà ở có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, có môi trường sống trong lành, có quy hoạch kiến trúc thanh lịch hiện đại, được khách hàng trong nước và nước ngoài khen ngợi như: Dự án Khu biệt thự cao cấp Sông Ông Lớn, Dự án Ký túc xá công nhân Khu chế xuất Tân Thuận, Khu định cư Tân Quy Đông.
- PV: Slogan “ĐỊA DỒI DÀO, ỐC THANH TAO” đã tạo được ấn tượng đẹp về thương hiệu SADECO trong tâm trí khách hàng. Ông có thể chia sẻ với độc giả Doanh nhân & Thương hiệu về ý tưởng sáng tạo ra slogan độc đáo đó?
TGĐ Trần Mạnh Châu: Từ gốc “Địa Ốc”, với cách tách rời ý nghĩa và gieo vần uyển chuyển đã tạo nên ý tưởng cho câu slogan trên ra đời. Tôi nghĩ, với tâm lý chung của người Á Đông, sở hữu một mảnh đất đắc địa đồng nghĩa với việc nhận được nhiều may mắn hạnh phúc từ cuộc sống. Thông điệp “ĐỊA DỒI DÀO” không những nói lên tiềm lực về quỹ đất vốn có của SADECO mà còn hàm ý SADECO sở hữu vùng đất màu mỡ, trù phú, đắc địa. Khách hàng của Sadeco cũng sẽ được dồi dào, có nhiều đất đai, nhà cửa. Nếu như từ “Địa” dùng để chỉ đất thì từ “Ốc” là để chỉ nhà. Còn “ỐC THANH TAO” thể hiện tính tao nhã, thanh lịch và sang trọng trong thiết kế của SADECO. Qua thông điệp trên, chúng tôi mong muốn mang đến cho khách hàng sự may mắn, hạnh phúc khi sống trong ngôi nhà sang trọng, thanh tao.
- PV: Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn được khách hàng biết đến không những là doanh nghiệp đạt được nhiều thành tích trong kinh doanh mà còn được biết đến là một doanh nghiệp có truyền thống tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Công ty đã có hoạt động từ thiện tích cực nào, thưa ông?
TGĐ Trần Mạnh Châu: Bên cạnh nhiệm vụ chính trị và kinh doanh hoạt động có hiệu quả, chúng tôi không quên công tác xã hội, từ thiện tại các địa bàn công ty có dự án như Quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Cần Giuộc (Long An)… Trong các năm qua, công ty đã xây dựng 34 căn nhà tình thương, 12 căn nhà tình nghĩa, ủng hộ các Quỹ học bổng, Quỹ khuyến học, Quỹ chăm lo người nghèo, gia đình chính sách vào dịp Tết Nguyên Đán, Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố, Quỹ Lawrence.S.Ting… với trị giá trên 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra, SADECO còn tự hào là một trong những doanh nghiệp đi đầu của thành phố trong việc chăm lo nhà ở xã hội cho công nhân lao động. Vừa qua, chúng tôi đã xây dựng 2 ký túc xá công nhân khu chế xuất Tân Thuận, đem lại mái ấm cho hơn 1.000 công nhân.
Bước sang năm 2009, tuy hoạt động kinh doanh có những thách thức mới, nhưng có thể sẽ tạo ra thời cơ cho công ty phát triển lên một tầm mới. Và vì vậy công ty chúng tôi vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty song hành cùng với hoạt động xã hội.
PV: Ông có chia sẻ gì với độc giả, khách hàng, đối tác về sự phát triển của SADECO trong thời gian tới?
TGĐ Trần Mạnh Châu: Hiện nay, với hơn 10 dự án đầu tư phân bổ trên khắp địa bàn Quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh và 2 dự án lớn ngoài khu Nam Sài Gòn , SADECO đang dần khẳng định khả năng và ưu thế của mình trên thị trường địa ốc TP Hồ Chí Minh. Với tiềm lực sẵn có và sự nỗ lực không ngừng, SADECO mong muốn mang lại sự phồn thịnh cho khu đô thị Nam Sài Gòn, nơi mà các cư dân tìm thấy cho mình một môi trường sống an lành bên cạnh các công trình kiến trúc hiện đại nhưng không kém phần thanh tao.
ảnh: nguồn sadeco.com.vn

XÍN MẦN - HÀ GIANG: LÀNG VĂN HÓA DU LỊCH GẮN VỚI LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

A.H - Xín Mần nằm giữa thiên nhiên hùng vĩ, danh lam thắng cảnh tươi đẹp cùng với quần thể di tích lịch sử ghi lại đấu tranh anh dũng của dân tộc đã chọn cho mình cách đi rất độc đáo đúng với bản chất hoang sơ của mình trong thời hội nhập: "làng văn hóa du lịch gắn với lế hội truyền thống".

Xín Mần nằm về phía tây của tỉnh Hà Giang, toàn huyện có 19 xã, 186 thôn bản, dân cư sống dải rác với dân số trên 53 nghìn người, chủ yếu là dân tộc: Nùng, Tày, H'Mông, La chí... Mỗi dân tộc có phong tục tập quán tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng biệt. Trong chuyến công tác, chúng tôi được chứng kiến tận mắt những trang phục, những phong tục tập quán, những cảnh đẹp quả thật không khác xa so với những thước phim và mới hiểu vì sao các nhiếp ảnh gia nổi tiếng thường chọn Hà Giang (mảnh đất địa đầu của tổ quốc) trong những chuyến công tác dài ngày.


Tập quán canh tác của các dân tộc tạo cho Xín Mần có những ruộng bậc thang từ chân núi cho tới tận đỉnh nổi tiếng đẹp thơ mộng. Đ/c Dương Minh Hòa (CT Huyện) hồ hởi hỏi: "các nhà báo thấy Xín Mần của chúng tôi đẹp không?", rồi kể ra hàng loạt những ruộng bậc thang nổi tiếng: ruộng bậc thang Thèn Phàn, Nàn Xỉn, Bản Díu, Nấm Dẩn ... Lên cao hơn nữa, chúng tôi được chiêm ngưỡng những nương ngô xanh mướt cả núi, vùng tam giác mạch nở bao tím cả một vùng trời, những ngôi nhà trình tường, lợp ngói máng theo tập quán kiến trúc nhà ở của người vùng cao.


Tính cộng đồng của các dân tộc nơi đây được thể hiện rất rõ trong tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, họ luôn sống dựa vào nhau, họ coi con người là vốn quý. Việc hôn nhân đối với họ là điều quan trong, thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người vì thế ngày cưới như là ngày hội của dòng họ, bản làng. Lễ cưới, lế đặt tên cho con luôn thể hiện khát vọng được hạnh phúc trong cuộc sống. Hàng ngày, khắp bản làng nơi đây hòa cùng điệu nhạc của núi rừng bằng những điệu nhạc dân ca, dân vũ kết hợp trống da, kèn môi, kèn lá, khen, sáo, tiêu, đàn...


Có lẽ không gì thú vị hơn khi nói về văn hóa ẩm thực của Xín Mần, du khách đến đây ngoài việc thưởng thức các món ăn truyền thống của dân tộc vùng cao như: thắng cố, sôi nếp ngâm với lá cây rừng tạo cho món ăn có nhiều màu sắc bắt mắt. Còn có nét đặc sắc không pha trộn trong phong tục uống rượu bằng sừng trâu và khi mời khách uống gia chủ phải quỳ gối của người La chí... Thực đơn mỗi bữa ăn của họ sẽ làm cho du khách phải trầm trồ, thán phục: món thịt chua làm bằng da trâu với thịt lợn rồi uống với rượu hoẵng của người La chí; món cá gỏi, thịt gà nấu măng chua, bánh trứng kiến ăn với cơm lam của người Tày; món mèn mén, thịt treo hun khói của người H'Mông.... Những nét phác họa trên về tiềm năng văn hóa du lịch tạo cho Xín Mần có thế mạnh trong việc hình thành phong cách du lịch riêng.


Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, Tổng cục du lịch, huyện Xín Mần đã tích cực xây dựng hình thức "làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với lễ hội truyền thống". Điển hình như làng văn hóa du lịch cộng đồng Nà Ràng - Khuân Lùng gắn với lễ hội Đình Mường; lễ rước thần linh theo truyền thuyết đức ông - đức bà vào ngày mùng 3 tết. Tại bãi đá cổ Nấm Dẩn (xã Nấm Dẩn) là di tích quốc gia có tập tục cúng thần đá, thần nước... Đến Xín Mần, du khách không những được tham gia những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc mà còn được chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh thiên nhiên đèo gió, thác tiên.
Rời Xín Mần khi cái nắng chiều đã ngả, trong mình đã choáng hơi men cuả rượu uống với thịt treo hun khói tận trên núi cao với người H'Mông. Chúng tôi rỉ tai, người Xín Mần giàu lòng mến khách, tiềm năng du lịch lại dồi dào cộng với sự nỗ lực cuả các cấp lãnh đạo địa phương, chắc chắn nơi đây sẽ thành điểm du lịch nổi tiếng.
Nguồn ảnh: báo Tuổi trẻ

GỐM KIM LAN THỜI HỘI NHẬP


Người ta nhắc nhiều đến gốm Phù lãng, Bát Tràng nhưng có ai biết trong mỗi căn nhà từ góc bếp cho đến bàn thờ tổ tiên đều hiện diện một làng gốm goi là Kim Lan. Đến Kim Lan vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, dù nắng hay mưa ta sẽ bắt gặp những đoàn xe ngược xuôi. Đó không phải xe của khách du lịch hay của các đại gia mà chỉ là những chiếc xe tải, xe thồ cũ kỹ đến vận chuyển gốm làng đi khắp nơi...

Làng gốm cổ truyền Kim Lan (xã Kim Lan - Gia Lâm - Hà Nội) nằm cùng dải sông Hồng chỉ cách Bát Tràng một con kênh đào. Ngôi làng này vào thế kỷ XIII - XIV là nơi sản xuất những sản phẩm gốm sứ của An Nam cho Nhật Bản. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, gốm Kim Lan phát triển lúc thịnh lúc suy. Theo chân người phụ trách gốm của xã, tôi đến những hộ gia đình còn giữ nghề, nhìn những người say nghề là biết ngay, dù đã giới thiệu có nhà báo đến nhưng họ kệ, vẫn miệt mài với những cái chén, cái vòi. Bàn tay họ thoăn thoắt thực hiện các khâu từ nhào đất đến lên khuân, nặn, vẽ, tráng men... Quan sát họ làm việc, tôi mới thấy nghề cổ truyền lao động thật vất vẻ mà thu nhập không đáng là bao.


Gốm Kim Lan không quá cầu kỳ về họa tiết, không sáng bóng như gốm Bát Tràng, cũng không mang màu nâu đỏ như gốm Phù Lãng mà nó mang một bản sắc rất riêng, theo đúng nghĩa của hai từ đơn giản. Nó đơn giản không chỉ bởi nó đem lại sự tiện lợi, thoải mái cho người sử dụng mà còn nhẹ nhàng, chất phác như chính con người nơi đây vậy. Thời kinh tế thị trường, nước ta mở cửa với mọi ngành nghề, gốm Kim Lan không tránh khỏi suy nghĩ một bên là miếng cơm manh áo, một bên là nghề cổ truyền cha ông để lại. Gốm Kim lan phải cạnh tranh với các loại gốm khác nhất là gốm Trung Quốc, những con người của làng nghề không thể chống chọi khi giá cả nguyên vật liệu leo thang, giá đầu ra không đủ cho chi phí, khiến họ phải lên thành phố lao động theo mùa vụ, từ chỗ cả làng có trên 700 lò, đến nay chỉ còn gần 300 lò. Đứng trước thực trạng đó, những người yêu nghề, họ day dứt lắm. Có lẽ họ không cam chịu để mất đi cái nghề một thời làm cho cuộc sống của họ trở nên sung túc hơn. Điều đáng mừng cho gốm Kim Lan là lớp già bỏ nghề thì lớp trẻ lại tìm đến và muốn phát triển nghề. Anh Phạm Văn Hà, 38 tuổi ( chủ cơ sở Gỗm mỹ nghệ Hà Chuyên) tâm sự: "Giờ để gốm Kim Lan phát triển được thì rất khó nhưng mình là người con của làng nghề nên mình phải có trách nhiệm với nó". Là chủ một cơ sở nhỏ thôi nhưng anh Hà cùng với người vợ trẻ của mình đã cố gắng tìm ra hướng đi riêng cho những sản phẩm, vẫn chuyên biệt về gốm da dụng nhưng phải thay đổi về phong cách, đầu tư nhiều về công sức, vốn... để sản phẩm khi ra lò phải đảm bảo về đúng kỹ thuật, mỹ thuật cao. Ngoài ra, anh còn làm cả gốm mỹ nghệ để người tiêu dùng biết rằng bên cạnh làng gốm Bát Tràng còn có làng gốm mang tên Kim Lan. Hiện anh đang triển khai những bước cuối cùng của website về cơ sở gốm của mình. Với sự cổ vũ, động viên của chính quyền xã, những người trẻ đã tìm lại hướng đi cho nghề truyền thống của làng. Ông Nguyễn Đức Trí (PCT UBND xã Kim Lan) cho biết: "chúng tôi biết thời hội nhập gốm Kim Lan khó có thể tồn tại trên thị trường nếu không đổi mới tư duy, công nghệ kỹ thuật và quan trọng là tâm huyết của mỗi người chứa đựng trong mỗi sản phẩm". Vậy là gốm Kim Lan chuyển mình, khi ra lò được tham gia các hội chợ. Với sự giúp đỡ của đôi vợ chồng khảo cổ học người Nhật NISHIMURA - NORICO, Đại sứ quán Nhật, xã Kim Lan sẽ có một bảo tàng nhỏ để trưng bày các di vật, cổ vật được khai quật tại bãi Hàm Rồng (ven Sông Hồng) cùng với nghề gốm cổ truyền nhằm thu hút khách du lịch.


Rời làng, khi những mẻ gốm đến ngày ra lò, ông Phó chủ tịch xã kiêm phụ trách về gốm nói: "Kim Lan sẽ phát huy nghề gốm sứ cổ truyền, xây dựng làng nghề có thể đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho con em trong làng". Tôi hi vọng, gốm Kim Lan dưới bàn tay của những người trẻ tuổi có lòng yêu nghề cùng với sự ủng hộ của các cấp chính quyền và các chuyên gia khảo cổ, sẽ làm được điều đó.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2009

Cam Sành Hàm Yên


Người tiêu dùng cần phân biệt rõ
Thương hiệu cam sành hàm yên đã chính thức được công nhận và được người tiêu dùng trong cả nước đón nhận hơn một năm qua. Nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng có những thông tin đầy đủ về những trái cam và cách phân biệt chúng trên thị trường. Những thông tin sau đây sẽ giúp cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn về thương hiệu đặc sản vùng Đông Bắc này.
Cam sành Hàm Yên là loại quả cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần múi chứa 6 - 12% lượng đường, hàm lượng vitamin c từ 40 - 90mg/100gam cam sành tươi, các axit hữu cơ chiếm từ 0,4 - 12%, trong đó có nhiều loại axit có hoạt chất sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm. Cam có vị chua ngọt đậm đà, do được trồng trên núi có khí hậu mát mẻ. Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để thưởng thức cam sành: dùng dao ngọt vỏ cam sao cho còn để lại lớp cùi mỏng, sau đó cắt cam cheo chiều ngang thành từng lát. Như vậy ta có thể thưởng thức vị chua ngọt của múi cam, vị thơm và giòn của lớp cùi cam. Do được trồng trên đồi cao, đến mùa thu hoạch, cam được hái từ trên cây, xếp vào gùi và được chuyển xuống núi theo hệ thống cáp quang. Cách thu hái này cho phép quả cam không bị dập nát, giữ được lâu. Hơn nữa, việc không dùng hóa chất trong trồng và chăm sóc cũng như không sử dụng chất bảo quản khiến cho cam sành Hàm Yên là loại quả lành nhất cho người tiêu dùng.

Khi tết cổ truyền dân tộc đang cận kề, trên thị trường xuất hiện nhiều loại cam sành khác nhau vì thế người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn khi chọn cho mình những trái cam mang tên thương hiệu cam sành Hàm Yên. Cam Hàm Yên có vỏ màu vàng tươi, dày, quả to đều, có dán logo hình trái cam. Cam được bán tại hệ thống các đại lý phân phối Trung tâm tiếp thị và triển lãm NN & PTNT, siêu thị Big C, Metro, Intimex, FiviMark, chợ đầu mối Long Biên - Bắc Qua...

Ban QLXD thương hiệu cũng như Hội cam sành Hàm Yên rất chú trọng đến việc giữ uy tín cho thương hiệu. Mỗi khi sản phẩm xuất ra thị trường được Hội kiểm tra rất kỹ. Theo ông Trình Ngọc Huynh - PCT Hội cho biết, phải chọn những vườn đệp trên đồi cao, được áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, dán logo... đảm bảo mỗi quả cam đến với người tiêu dùng được nguyên vẹn, giàu chất dinh dưỡng nhất.

Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là cả một quá trình nên BQL XD luôn chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường, chú trọng làm marketing, quảng bá thương hiệu... Tuy nhiên Hội cũng khuyến cáo đến người tiêu dùng cần phân biệt rõ cam sành Hàm Yên với những loại cam khác đang bán trôi nổi trên thị trường.

A.H - Ngày 16/12/2008, BQLDA xây dựng thương hiệu, Hội cam sành Hàm Yên đã có buổi gặp mặt các khách hàng (đại lý tiêu thụ). Qua buổi gặp gỡ, trao đổi Hội đã quảng bá thương hiệu cam sành nhằm giúp khách hàng phân biệt, nhận biết cam sành Hàm Yên với các loại cam khác trên thị trường. Hội đã tổng kết, đánh giá tình hình tiêu thụ cam tại các tỉnh, thành phố và xây dựng kế hoạch tiêu thụ tại từng thời điểm cụ thể, giới thiệu điểm bán hàng cho từng hộ nông dân trồng cam, tránh tiêu thụ trôi nổi trên thị trường.


Nguồn gốc ngày Doanh nhân Việt Nam


H.P - “Ngày Doanh nhân Việt”, theo ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thư gửi đội ngũ doanh nhân Việt Nam nhân kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2004): lấy ngày 13/10, vì vào năm 1945, đó là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam giao nhiệm vụ “xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”, cùng cam kết “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này”. Chọn ngày này làm “Ngày Doanh nhân Việt” có nghĩa là mỗi năm, sẽ có một ngày để gợi nhắc rằng nhiệm vụ trên và cam kết trên vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là khi các mục tiêu độc lập tự do đã được thực hiện nhưng đất nước lại chưa giàu mạnh đúng như mong muốn của Người.

(Theo DNSGTB)

Chuyên nghiệp & chuyên nghiệp

ĐIỀU MÀ NHỮNG NGƯỜI LÀM MARKETING LUÔN HƯỚNG TỚI: SỰ CHUYÊN NGHIỆP.