Thứ Ba, 10 tháng 2, 2009

Marketing

A.H - Người sáng lập ra Starbucks – ông Howard Schultz – đã theo đuổi ước vọng biến những quán cà phê của ông thành “điểm đến thứ ba” trong cuộc sống của người tiêu dùng, sau ngôi nhà và chỗ làm việc.
Không có quốc gia nào trên trái đất này giỏi về marketing hơn Mỹ, bởi thực tế Mỹ làm chủ 28% nền kinh tế thế giới.
Có 3 lý do giải thích tại sao marketing phát triển ở Mỹ trước cả châu Âu. Thứ nhất, quy mô lãnh thổ rộng lớn của Mỹ có nhu cầu marketing cao. Thứ hai, tham vọng của những người sáng chế và các doanh nhân Mỹ có nhu cầu mở rộng kênh phân phối tới mức rộng lớn nhất có thể. Ví dụ, nhiệm vụ của Wal-Mart là giảm thiểu hơn nữa chi phí sinh sống cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Thứ ba, xã hội Mỹ cởi mở với marketing trong khi ở châu Âu kinh doanh hay thương mại bị coi là một nghề kém giá trị.
Marketing ở Mỹ thu được lợi ích rất lớn từ sự cống hiến của Peter Drucker trong lĩnh vực quản lý, người nổi tiếng với câu nói: “Bởi vì mục đích của nó là nhằm tạo ra một khách hàng, nên doanh nghiệp kinh doanh có hai chức năng căn bản – và chỉ có hai chức năng này mà thôi: marketing và cải tiến. Marketing và cải tiến tạo ra kết quả, phần còn lại là các chi phí”.Giáo sư Theodore Levitt thuộc Trường kinh doanh Havard đã viết rằng “một trong những điểm chung lớn nhất của tất cả các thị trường là niềm khát khao ngập tràn về cái hiện đại đạt tiêu chuẩn thế giới, đáng tin cậy, với những mức giá cực kỳ thấp”.
Có thể nói:
Marketing không phải là một nghề hay một môn khoa học vì:
- Không giống như kế toán hay luật, marketing không phải là một nghề. Bất kỳ ai cũng có thể tự nhận mình là nhà làm thị trường. Việc thiếu những rào cản gia nhập cho phép sức sáng tạo, sức tưởng tượng và những ý tưởng mới có cơ hội phát huy tối đa. Nhưng mặt trái của nó chính là rất nhiều nhà làm thị trường vô trách nhiệm đã lợi dụng cơ hội này để lừa gạt người tiêu dùng - một hiện tượng đang trở lên quá phổ biến.
Việc thiếu vắng những cuộc kiểm tra chuyên nghiệp và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã tạo cơ hội cho những kẻ lợi dụng công cụ marketing có được sự phê chuẩn của thị trường và pháp luật. Phần đa những nhà làm thị trường trung thực và tôn trọng người tiêu dùng nhưng nói chung họ cần phải làm việc cật lực hơn để thể hiện bản thân và chặn đứng những kẻ bịp bợm.
- Các nhà làm thị trường không thu được lợi ích gì nếu họ quấy rầy khách hàng thông qua việc truyền đi những thông điệp tới những người không quan tâm tới sản phẩm hay dịch vụ của họ. Giờ đây những nhà quản lý thị trường có thể tính toán được doanh thu dựa trên đầu tư marketing và báo cáo thường xuyên với hội đồng quản trị về quá trình phát triển của ba hay bốn nhãn hiệu. Thậm chí với những sự tiến bộ vượt bậc này, các nhà làm thị trường vẫn thực hiện một công việc marketing nghèo nàn đến bất ngờ. Họ không đánh giá cao, không kết nối những lợi ích xã hội và kinh tế của marketing. Sự trao đổi trên thị trường dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người bán. Chúng tạo ra giá trị cho cả hai bên.
Hàng tỉ giao dịch thị trường hàng ngày thành công đưa ra những sự lựa chọn cho khách hàng. Sự lựa chọn thúc đẩy tiêu dùng và sự tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện cho sự thể hiện cá nhân. Các nhà làm thị trường giỏi cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về những sản phẩm và dịch vụ mới, qua đó đẩy nhanh sự chấp nhận của ngươi tiêu dùng với những cái mới.
(Tổng hợp từ Vietnamnet.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét